Việc chăm sóc răng cho trẻ ngay từ nhỏ là việc làm rất quan trọng mà các bậc cha mẹ cần chú ý. Bởi trong quá trình phát triển, tùy theo độ tuổi, trẻ có những thói quen như thích ngậm núm vú, mút ngón tay, đẩy lưỡi, cắn móng tay,… Tất cả những thói quen trên đều gây ảnh hưởng đến tình trạng răng miệng của bé như sai lệch về răng và xương hàm. Để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng trên, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.
Thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng trẻ.
Ở trẻ trong quá trình phát triển thường xuất hiện một số thói quen xấu như:
- Mút ngón tay.
- Mút núm vú giả.
- Mút môi.
- Thở miệng.
- Đẩy lưỡi.
- Nghiến răng.
Những thói quen này nếu cứ tiếp diễn trong thời gian dài sẽ dẫn đến sự lệch lạc răng và xương hàm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai và cả giọng nói của trẻ. Các ảnh hưởng có thể xảy ra như: Xương hàm trên hẹp. Các răng mọc lệch lạc. Khớp cắn hở, độ cắn chìa lớn. Tổn thương răng như mòn răng.
>>Xem thêm dịch vụ : Khám răng định kỳ cho trẻ
Ảnh hưởng của tật mút ngón tay.
Biểu hiện trẻ mút ngón tay và ảnh hưởng
Đây là một thói quen xấu thường gặp ở trẻ. Nếu thói quen này kéo dài đến khi mọc răng cửa vĩnh viễn hàm trên sẽ gây ra các vấn đề về mọc răng và gây lệch lạc răng.
Ảnh hưởng của tật mút ngón tay:
- Răng cửa trên chìa, nghiêng phía môi, có khe thưa.
- Răng cửa dưới nghiêng vào trong ( phía lưỡi).
- Cắn chìa các răng, cắn hở phía trước.
- Xương hàm trên hẹp.
>> Bảng giá : khám răng định kỳ cho bé giá bao nhiêu
Ảnh hưởng của tật đẩy lưỡi.
Biểu hiện của tật đẩy lưỡi và ảnh hưởng
Tật đẩy lưỡi có thể là do hậu quả của thói quen mút ngón tay hay bú bình.
Ảnh hưởng của tật đẩy lưỡi:
- Các răng cửa trên và dưới nghiêng ra trước, có khe thưa và cắn hở.
- Có thể khó phát âm một số âm tiết.
- Thường thấy miệng hở và lưỡi đẩy ra trước.
Ảnh hưởng của tật thở miệng.
Một số trẻ có thói quen hai môi không thể khép kín khi ngủ sẽ là những nguyên nhân gây ra tật thở bằng miệng khi ngủ.Trẻ thở miệng có thể thấy các biểu hiện như sau:
- Khuôn mặt dài và hẹp.
- Các răng cửa hàm trên nhô ra trước.
- Môi dưới nằm sau các răng cửa trên khi miệng mở.
- Cung hàm trên hình chữ V, vòm miệng cao và hẹp.
- Thường có viêm lợi vùng răng cửa hàm trên
Ảnh hưởng của tật nghiến răng.
Bố mẹ có thể phát hiện trẻ nghiến răng trong lúc trẻ ngủ. Nghiến răng gây mòn các răng, có thể làm vỡ răng của trẻ
Biện pháp giúp trẻ loại bỏ thói quen trên
Cha mẹ nên động viên trẻ để trẻ loại bỏ các thói quen xấu trên để đảm bảo không bị ảnh hưởng về sau này.
Nếu ở trẻ đã có các hiện tượng lệch lạc về răng trong giai đoạn này bạn cần đưa trẻ đến bác sỹ thăm khám và tìm ra giải pháp thích hợp như: chỉnh nha sớm.
Mục đích của chỉnh nha giai đoạn sớm là để chỉnh sửa và can thiệp các vấn đề sai lệch xương hàm. Điều chỉnh sai lệch răng. Điều trị và loại bỏ thói quen xấu.
Trên đây là thông tin về những thói quen xấu ảnh hưởng đến tình trạng răng miệng của bé khi trưởng thành. Hy vọng bài viết trên giúp cho các bậc cha mẹ nắm bắt được những hậu quả các thói quen của trẻ để từ đó có giải pháp phù hợp nhất nhé.